Tản mạn kiến trúc Nam Bộ

CÔNG TY TNHH  TƯ  VẤN - THIẾT  KẾ  - THI  CÔNG  NHÀ GỖ PHÚC AN

Hotline 24/7:

0909 767 761

46/22, khu phố Bình Quới A, phường Bình Chuẩn, Thuận An

Tản mạn kiến trúc Nam BộTản mạn kiến trúc Nam Bộ

Ngày đăng: 21/04/2023 10:49 AM

    Tản mạn kiến trúc Nam Bộ

     

    Cuốn sách mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện về lịch sử kiến trúc dân dụng miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20. Đặc biệt, trên chặng đường khám phá kiến trúc, độc giả còn được tiếp cận với những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng, phong cách của gia chủ trên từng đường nét của ngôi nhà.

    Ngôi nhà gỗ và những không gian sinh hoạt nối dài

    Không chỉ đơn thuần là một công trình xây dựng, ngôi nhà còn là một mắt xích của môi trường cảnh quan và văn hóa.

    Ngôi nhà miền Nam gắn liền với cảnh quan nước. Nhà cổ Trăm Cột, Long An.

    (Ảnh: Nhã Nam.)

    ​​​​​

    tan man kien truc anh 1

    tan man kien truc anh 1

    Ngôi nhà miền Nam gắn liền với cảnh quan nước. Nhà cổ Trăm Cột, Long An. Ảnh: Nhã Nam.

    Bộ phận chuyển tiếp giữa ngôi nhà và môi trường là hàng hiên/hàng ba. Hiên là phần nối dài của mái nhà ra khỏi lòng nhà chính, có thể nằm ở trước nhà, bên hông hoặc sau nhà. Hiên là sự nới rộng của không gian sinh hoạt, là khu vực để bày biện bàn ghế làm nơi thưởng trà, trò chuyện và tiếp khách.

    Lớp hiên ở khu vực miền Nam thường rộng hơn các miền khác, nhờ vậy những cơn mưa nặng hạt của vùng nhiệt đới không thể chạm tới nội thất. Xuyên qua lớp tiếp nối này, ánh nắng chói chang vùng nhiệt đới dần chuyển thành chiều sâu sáng - tối trầm mặc.

    Hiên trở thành một kết nối giữa trong và ngoài, làm dịu đi những khó chịu của môi trường nhiệt đới và khuyến khích người sống trong đó mở rộng sinh hoạt ra ngoài thiên nhiên.

    Thềm ba rộng ở ngôi nhà cổ họ Huỳnh (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) tạo ra một vệt nối giữa ngôi nhà với màu xanh của khu vườn. Ánh mặt trời chói chang chuyển dần thành những vết sáng dịu dàng khi chạm vào gỗ. (Ảnh: Nhã Nam.)

     

    tan man kien truc anh 2

    tan man kien truc anh 2

    Thềm ba rộng ở ngôi nhà cổ họ Huỳnh (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) tạo ra một vệt nối giữa ngôi nhà với màu xanh của khu vườn. Ánh mặt trời chói chang chuyển dần thành những vết sáng dịu dàng khi chạm vào gỗ. Ảnh: Nhã Nam.

    Đối với các ngôi nhà có nhiều lớp nhà nối tiếp nhau, đặc biệt là ở đô thị nơi thiếu quỹ đất, chủ nhân thường bố trí các vườn nhỏ tại không gian mở (thiên tỉnh) giữa các lớp. Ở các sân này, người ta chăm chút sắp đặt các tiểu cảnh núi non, hồ cá kiểng hoặc cây trồng trong chậu.

    Hàng hiên lại một lần nữa lặp lại vai trò kết nối với thiên nhiên của nó, dẫu ở đây chỉ là một ô trời nhỏ. Trên hàng hiên này, người chủ bày biện bàn ghế hoặc các phản gỗ làm chỗ ngồi để thưởng thức những sắp đặt cảnh quan này.

    Đối với các nhà có diện tích đất rộng, ngôi nhà được một khoảng sân trồng nhiều cây cảnh bao bọc, vừa tạo cảnh quan vừa đóng vai trò như một bình phong cây xanh bảo vệ ngôi nhà khỏi các nguồn năng lượng xấu.

    Trên sân thường có đặt một trang thờ thông thiên (thờ ông Trời, không có bài vị và tượng mà vô hình) và vị thần chủ quản của vùng đất (ông Tà dưới hiện thân của những hòn đá cuội tròn nhẵn, không tô vẽ) thẳng trục với cửa chính.

    Hàng rào, nếu có, thường là những dãy cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, độ cao vừa phải, vắt qua như một ranh giới xác nhận không gian riêng tư, để làm duyên hơn là một rào chông phòng thủ và ngăn cách. Ở đây, mỹ cảm về những “ranh giới mềm mại" trong tâm thức về việc phân chia các khu vực của người phương Nam lại lần nữa hiện lên.

    Không gian nối dài

    Lớp sân nằm giữa các dãy nhà tạo ra một khoảng mở được đóng khung. Ảnh: Nhã Nam.
    •  
    •  

    tan man kien truc anh 3

    tan man kien truc anh 3

    Lớp sân nằm giữa các dãy nhà tạo ra một khoảng mở được đóng khung. Ảnh: Nhã Nam.

    Vườn sau nhà không chỉ là nơi trồng cây, hoa mà nó còn là một không gian sinh hoạt nối dài. Bên dưới tán cây lá, người ta kê những chiếc lu chứa nước và dùng làm khu tắm rửa.

    Người Việt tắm gội ở vườn trong trạng thái tự nhiên và thoải mái, và tắm vườn không ít lần được lãng mạn hóa qua các loại hình nghệ thuật thị giác và ngôn từ. Như thế, sinh hoạt của người Việt không kết thúc nơi bức tường khép lại mà mở tràn ra cả thiên nhiên bao quanh.

    Các cảm thức về “những không gian sinh hoạt nối dài", “biên giới mềm mại" trong không gian nhà cửa của dân cư miền Nam gợi ra cho ta một thời kỳ mà ở đó không gian sinh hoạt của con người chan hòa với tự nhiên, khi con người không cần thiết dùng tới những bức tường ngăn cấm để tự phòng vệ cho bản thân mà chỉ cần các tấm rèm hay hàng rào cỏ mềm mại.

    Và thậm chí hai cảm thức trên ở miền Nam còn xóa nhòa cõi sống và cõi chết, xóa nhòa những nỗi sợ hãi của người sống khi phải ở gần các quần thể được cho là nơi chỉ dành cho người đã khuất…

    Không gian người sống và người đã mất dường như mở rộng và ôm ấp lấy nhau, và truyền cho nhau sự hiện diện của các thế hệ cùng sống trên một mảnh đất của dòng tộc. Khác với các vùng miền khác, khu vực chôn cất người quá cố ở miền Nam không tách thành một khu quy tụ và độc lập với không gian sống mà nằm ngay trong vườn nhà.

    Người miền Nam có xu hướng giữ mộ tổ tiên thật gần nơi mình sinh sống, trong mảnh vườn hoặc ruộng lúa để tiện chăm sóc và thăm viếng. Như vậy, các công trình mộ táng cũng là một phần không tách rời nằm ngay trong không gian của người sống. Khi dạo bước dưới những tán cây ăn quả trong vườn nhà, người ta thường xuyên gặp lại những công trình gợi nhắc về đời sống của tổ tiên mình.

    Bao quanh ngôi nhà là vườn tược, ao hồ và đồng ruộng điển hình cho mô hình nông nghiệp vườn ruộng phương Nam. Sau khi đã bước ra mọi ranh giới thuộc về tư hữu, ta bước vào các dòng nước chung. Có thể nói, không gian sống truyền thống của người phương Nam không tách rời khỏi yếu tố nước.

    Không có tường cao cửa dày, không gian riêng chỉ được báo hiệu bằng một dãy xanh kết nối nhiều hơn là che chắn. Như vậy, theo một mạch xuyên suốt, các không gian từ lớn đến nhỏ ở phương Nam đều được đánh dấu bằng những ranh giới mềm và thường vắng đi tính phòng thủ.

    ( Ảnh: Nhã Nam.)

     

    tan man kien truc anh 4

    tan man kien truc anh 4

    Không có tường cao cửa dày, không gian riêng chỉ được báo hiệu bằng một dãy xanh kết nối nhiều hơn là che chắn. Như vậy, theo một mạch xuyên suốt, các không gian từ lớn đến nhỏ ở phương Nam đều được đánh dấu bằng những ranh giới mềm và thường vắng đi tính phòng thủ. Ảnh: Nhã Nam.

    Nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “sông sâu nước chảy” là điều kiện phong thủy tiên quyết dẫn đến lựa chọn nơi cư trú. Sông ngòi chảy qua cũng là một yếu tố cảnh quan gắn với căn nhà, tạo ra sự thoáng mở và điều hòa vi khí hậu cho không gian sống.

    Phần bờ sông trước nhà là nơi đặt cầu bến, vừa là chỗ lấy nước sinh hoạt vừa là bến cho ghe xuồng. Miếu thờ cũng được đặt ở khu vực này và hướng ra sông. Các hộ trung lưu cho xây cầu tạ (cầu kiều) có mái che làm nơi uống trà, ngoạn cảnh. Đến ngày nay không còn lại nhiều cầu tạ như vậy. Một vài chiếc cầu đổ nát thu mình dưới bóng rợp mát của những rặng bần ven bờ gợi lại tâm tình lãng mạn của những bậc trung lưu ngày trước.

    Ngày nay, quá trình đô thị hóa với những biến đổi về môi trường sống là không thể tránh khỏi. Nhiều công trình kiến trúc truyền thống may mắn còn giữ nguyên được cấu trúc, tuy vậy đã mất đi hầu hết cảnh quan mà nó từng nương tựa vào.

    Ngôi nhà tồn tại như một bộ phận tương tác trực tiếp với tổng hệ cảnh quan - kiến trúc - văn hóa, mà nếu tách bạch các thành tố, cảm thức chung về không gian sống truyền thống sẽ không còn đầy đủ và xuyên suốt.

                                                                          (Nguồn: Zing news)

    #nhagophucan #nhagobinhduong #nhagodep

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline